Search This Blog

Tuesday, August 17, 2010

Làng Nghề Việt

Tài liệu tham khảo tại mạng langngheviet và một số nguồn khác
Tín Ngưỡng Thờ Tổ Nghề Ở Việt Nam
T
hờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"... Đôi điều về tín ngưỡng thờ tổ nghề Tổ nghề (còn gọi là Tổ sư, Thánh sư, Nghệ sư - người phát minh, sáng lập, gây dựng nên một nghề (thường là nghề thủ công mỹ nghệ) hoặc là người thứ nhất đem nghề ở nơi khác truyền lại cho dân chúng trong một làng hay miền nào đó, được người đời sau tôn thờ như bậc thánh. Tổ nghề có thể là nam giới hoặc nữ giới.



Nghề thủ công mỹ nghệ ở nước ta rất phát triển, có truyền thống lâu đời, sản phẩm phong phú, đa dạng về chất liệu, kiểu loại. Có thể kể một số nghề như: Nghề dệt chiếu cói, dệt the, dệt lụa, dệt nhiễu, thêu, thợ may, thợ mộc, nghề kim hoàn, chạm bạc, khảm xà cừ, nghề giấy, nghề mây tre, làm nón, nghề sơn, chạm khắc đá, đúc đồng, nghề gốm.... Những người làm nghề thường ở thành phường nhóm, làng (làng nghề). Biết ơn những vị sáng lập truyền nghề cho mình và di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", họ thờ phụng các vị tổ của nghề mình đang làm. Có thể lập bàn thờ tổ nghề tại gia, và vào ngày tuần tiết, sóc, vọng, giỗ tết, đều có cúng cấp. Nhưng phổ biến hơn cả là các phường nghề, làng nghề lập miếu, đền riêng để thờ tổ nghề riêng của nghề mà phường, làng mình đang làm. Đặc biệt, nhiều vị tổ nghề còn được thờ làm thành hoàng làng.

Trong một năm, lễ cúng tổ nghề quan trọng nhất là nhằm vào ngày kỵ nhật của vị tổ nghề, đối với những vị mọi người đều biết hoặc là một ngày nhất định mà mọi người trong phường, trong làng cùng theo một nghề kể là ngày kỵ nhật của tổ nghề mình.
Thờ phụng tổ nghề, người ta cầu mong Ngài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, buôn may bán đắt hoặc lúc đi xa tránh được mọi sự rủi ro. Sau khi công việc có kết quả, người ta làm lễ tạ ơn. Ngày kỵ nhật tổ nghề tại các phường còn gọi là ngày giỗ phường.
MỘT SỐ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Làng nghề đan lờ, lọp


DanLoLop.bmpXã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (An Giang) nổi tiếng về nghề đan dác. Ngoài việc đan mê bồ chứa lúa, khi mùa nước lên cũng là mùa chính của nghề đan lờ, lọp, tập trung nhiều nhất ở ấp Kiến Quới. Vào thời điểm nước nổi, bà con ở đây ngày làm chưa đủ phải tranh thủ làm đêm mới kịp giao lờ, lọp cho khách hàng.
Làng nghề gạch ngói ở Bình Mỹ
GachNgoiBinhMy.bmpĐi trên tuyến đường Quốc Lộ 91, từ Long Xuyên về Châu Đốc, qua địa bàn xã Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang, mọi người nhận thấy ven đường chất đủ các loại gạch thẻ, gạch ống, ngói lợp nhà và những nóc nhà gạch nhô cao sau dãy nhà ở của dân
Làng nghề uốn lưỡi câu
UonLuoiCau.bmpNói đến mùa nước nổi ĐBSCL, chắc ai cũng nghĩ ngay tới nghề giăng câu và đây là thời điểm hưng thịnh nhất trong năm của nghề uốn lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa. Sản phẩm lưỡi câu các loại mang thương hiệu mương Thợ Thi có mặt các kỳ hội chợ, triển lãm trên phạm vi cả nước.



Nghề dệt vải truyền thống văn hoá của dân tộc Dao Bắc Kạn
DetVaiDanTocDao.bmpNghề dệt vải của người dân tộc Dao ở tỉnh Bắc Kạn, vẫn giữ được nét văn hoá để phục vụ cho gia đình, lấy chàm nhuộm vải, làm thành những hoa văn cực nhỏ.




Làng nghề đan lọp Thới Long
DanLopThoiLong.jpgTại xã Thới Long (Ô Môn - Cần Thơ) có làng đan lọp bắt tép (dụng cụ bắt con tép), là phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ÐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm




Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng
BanhTrangThuanHung.jpgNhững ngày giáp Tết Nguyên đán 2005, hơn 300 lò làm bánh tráng ở Thuận Hưng (Thốt Nốt) đỏ lửa suốt ngày đêm mà vẫn không đủ hàng cung cấp cho các thương lái theo đơn đặt hàng. Bánh tráng Thuận Hưng giờ không còn quẩn quanh ở các tỉnh ĐBSCL mà đã có mặt và được ưa chuộng ở thị trường Campuchia. Vì thế, gần đây đã xảy ra tình trạng mạo nhận bánh tráng Thuận Hưng để lừa người tiêu dùng. Đã đến lúc xây dựng cho bánh tráng Thuận Hưng một thương hiệu để đứng vững trên thương trường.
Làng hoa Thới Nhựt
HoaThoiNhut.jpgLàng hoa Thới Nhựt thuộc xã An Bình có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết.








Làng đóng ghe xuồng
DongGheXuong.jpgCách TP.Cần Thơ khoảng 30 km, theo QL1A. Làng đóng ghe xuồng Ngã bảy Phụng Hiệp hình thành rất sớm ở ÐBSCL.









Làng đan lưới thơm rơm
DanLuoiThomRom.jpgLàng đan lưới nằm ở ấp Tân Lợi 2, xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt – TP Cần Thơ. Do làng nghề nằm kề cây cầu trên QL 91 (đường đi TP Long Xuyên – An Giang) có cái tên rất dễ thương: “Thơm Rơm” nên người miệt sông Hậu quen gọi là “Làng đan lưới Thơm Rơm”. Theo ông Hồ Khắc Thanh, chủ một cơ sở đan lưới, thì hầu hết dân làng nghề đều có quê gốc Thừa Thiên – Huế, chọn đây là đất lành để lập nghiệp đã gần 30 năm.
Làng nhung nai Đắc Lắc
NhungNai1.jpgMột người bạn là hướng dẫn viên du lịch của Đắc Lắc dẫn tôi đến tham quan “làng nhung nai” thuộc xã Cư Ea Buôr, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 1km. Hiện nay, toàn xã Cư Ea Buôr và các địa phương lân cận có trên 200 hộ nuôi nai, trong đó hộ nuôi ít nhất là 2 con (1 con đực, 1 con cái), hộ nhiều nhất có 10 con.

Làng gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm
GoMyNgheXuanTam.jpgKhông như những làng nghề khác có từ lâu đời, làng gỗ mỹ nghệ ở Xuân Tâm chỉ mới hình thành gần đây với những nghệ nhân hoàn toàn không phải xuất thân từ những làng mộc chuyên nghiệp hay được đào tạo bài bản mà họ là những nông dân khéo tay, tự mày mò tạo ra sản phẩm. Kể về việc vào nghề của mình, ông Nguyễn Đại, chủ cơ sở mộc mỹ nghệ Đại Dương tâm sự: "Trước đây tôi đã từng đi làm rẫy, thấy những gốc cây thì gom về rồi cưa gọt thành những cái ghế, cái bàn. Dần dần thấy đẹp nên nảy sinh ý tưởng sản xuất để kinh doanh". Ông Đại bắt đầu bước vào nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ từ năm 1986 và cơ sở mộc mỹ nghệ của ông hiện nay được xem là kỳ cựu, có tiếng ở vùng này...
Làng nghề tạc tượng Vũ Thăng
TactuongVuThang.jpgNghề tạc tượng ở Việt Nam có rất lâu, từ thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIII), đã có những sản phẩm công trình được ông cha ta chạm khắc tinh xảo, đó là đình chùa, tượng gỗ, đồ thờ, đặc biệt là những pho tượng Phật, được các nghệ nhân miêu tả rất công phu, sống động. Ngày nay, những làng nghề tạc tượng gỗ vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Tôi đến thôn Võ Lăng (Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Tây), một trong những làng nghề cổ truyền của đồng bằng Bắc bộ. Mới chỉ đến đầu thôn đã thấy những đống gỗ mít lớn xếp ngổn ngang, tiếng máy cưa, máy xẻ, tiếng rìu bạt gỗ ầm ầm, chát chúa...




Làng nghề sơn mài Hạ Thái
SonMaiHaThai.jpgLàng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây có 200 năm lịch sử. Bên cạnh việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống ông cha để lại, sự cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo của người thợ hôm nay đã đem lại cho làng nghề bước phát triển mới.

Làng nghề quạt Vác
QuatVat.jpgLàng Vác, kẻ Vác hay Canh Hoạch xã Dân Hoà, Thanh Oai cách Hà Nội khoảng 35 km là một làng quê có nhiều nghề thủ công truyền thống trong đó nổi tiếng nhất là nghề làm quạt giấy. Nghề làm quạt xuất hiện ở làng Vác cách nay gần 200 năm do cụ Mai Đức Siêu là người đầu tiên khởi nghiệp. Quạt Vác nổi tiếng bền, đẹp, nan quạt không bị mối mọt, giấy bồi quạt dai nhưng mỏng và nhẹ nên được ưa chuộng.
Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm


MocCaoCapVanDiem.jpgNghề mộc từ lâu đã khá nổi tiếng ở làng Vạn Điểm. Nghề có được do một số người đi buôn bán đồ cổ và sửa chữa đồ cũ học hỏi mà có được.
Làng nghề mây giang đan ở Đông Mỹ
MayGiangDanDongMy.jpgNghề phụ mây giang đan xuất khẩu là nghề mới được đưa vào nhân cấy ở Đông Mỹ (An Tiến- Mỹ Đức) từ năm 2002. Song với định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương và ước mơ thay đổi diện mạo quê nghèo, xây dựng cuộc sống mới của người dân Đông Mỹ thì nghề mây giang đan đã phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân nơi đây. Năm 2004, doanh thu từ nghề đạt 4,8 tỷ đồng, tỷ trọng CN- TTCN chiếm 52,1% và thu nhập trung bình của người làm nghề là 9,7 triệu đồng/ người/ năm.
Làng nghề điêu khắc Dư Dụ
DieuKhacDuDu.jpgNhững hình tượng Phật Di Lạc, tượng tiên nữ, tượng phù điêu... là những biểu tượng mang lại sự yên ấm, thanh bình, chút ngộ nghĩnh đáng yêu của những bức tượng con giống với những đường nét chạm khắc thật công phu, tỉ mỉ và có cả cái hồn được thổi vào từ bàn tay tài hoa của người thợ điêu khắc. Đó là những sản phẩm làm nên sự hấp dẫn của điểm du lịch làng nghề Dư Dụ.


Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
DetLuaVanPhuc.jpgLàng dệt lụa Vạn Phúc nằm bên bờ sông Nhuệ thị xã Hà Đông. Không phải chỉ nổi tiếng về nghề tằm tơ, canh cửi mà còn rất đỗi tự hào về lòng yêu nước, tính cần cù và sáng tạo từ thưở lập quê cho đến ngày nay.
Nghề dệt lụa của Vạn Phúc được ra đời cách đây gần 1000 năm (vào đầu thể kỷ XI). Lúc đầu chỉ bằng những công cụ thô sơ, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, dần dần sản phẩm dệt đã trở thành hàng hoá gắn liền với đời sống kinh tế của người dân Vạn Phúc. Từ đó đã kích thích việc cải tiến công nghệ và máy móc thiết bị. Các sản phẩm lụa tơ tằm ngày một nâng cao.


Làng nghề cỏ tế Lưu Thượng
CoTeLuuThuong.jpgNghề guột tế là nghề truyền thống của người dân thôn Lưu Thượng. Nghề đã thu hút khá đông lao động và đang là nghề chính của thôn.






Làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai
chebienduoclieu.jpgThôn Nghĩa Trai xã Tân Quang, huyện Văn Lâm là một làng nghề có truyền thống lâu đời về y dược. Nghĩa Trai là nơi tổng hợp các công việc của nghề y và dược: vừa làm thầy thuốc vừa sưu tầm, khai thác, thu mua, trồng trọt, chế biến, trao đổi thuốc. Hiện nay, làng nghề Nghĩa Trai thu hút tới 900 lao động tham gia trồng và chế biến dược liệu...


Làng nghề thuyền nan Nội Lễ
ThuyenNanNoiLe.jpgThôn Nội Lễ xã An Viên - huyện Tiên Lữ là nơi đất chật người đông, cả thôn có gần 500 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu nhưng chỉ có 86 ha đất nông nghiệp. Nội Lễ có nhiều nghề nhưng có 2 nghề phát triển nhất là đan thuyền và vận tải thuỷ




Làng nghề Hương Xạ Cao Thôn
HuongXaCaoThon.jpgLàm hương xạ là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở Cao Thôn, xã Bảo Khê, thị xã Hưng Yên. Hưng Yên xưa có một số làng chuyên làm hương, nay chỉ còn hai nơi duy trì nghề này: thôn Hạ, xã Trai Trang, huyện Yên Mỹ chuyên làm hương đen nhưng nay quy mô bị thu hẹp do không có thị trường; thôn Cao quen gọi là Cao thôn xã Bảo Khê thị xã Hưng Yên chuyên làm hương xạ.
Làng sơn mài Cát Đằng
SonMaiCatDang.jpgNói đến làng quê từng có sản phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời. Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra.
Làng nghề khảm trai Ninh Xá
KhamTraiNinhXa.jpgÔng tổ nghề của làng chạm khắc gử, khảm trai Ninh Xá, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là Lão La Đại Thần. Tên thật của cụ là Ninh Hữu Hưng.




Làng nghề đúc đồng Tống Xá
DucDongTongXa.jpgLàng nghề đúc đồng Tống Xá thuộc huyện Ý Yên, có nhiều sản phẩm nổi tiếng từ lâu đời.
Trước kia một số thợ trong làng đã từng đúc các đồ tế tự cho các đình chùa. Sau đó, sản phẩm chủ yếu của thợ thủ công trong những năm sau ngày tiếp quản miền Bắc và thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp là đúc các loại lưỡi cày, cuốc, cuốc chim và được bán ở nhiều nơi.




Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên
ChamKhacGoLaXuyen.jpgTheo thần tích của làng thì ông tổ làng nghề mộc có tên là Ninh Hữu Hưng, quê ở xã Chi Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Ông sinh năm 936, trong một gia đình nối đời làm nghề thợ mộc nên đã tiếp thu được truyền thống đó của tổ tiên và trở thành một thợ giỏi nổi tiếng cả vùng.
Làng nghề "phôi" cây cảnh
PhoiCayCanh.jpgThì ra nghề làm cây cảnh bây giờ đã khác hẳn trước. Chúng tôi phát hiện ra điều đó khi "du lịch" một vòng trong làng Cồn Tròn thuộc xã Hải Hòa (Hải Hậu, Nam Định).




Làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
ThoCamMyNghiep.jpgRời làng Bàu Trúc, đi thêm một đoạn trên quốc lộ 1A, tới một ngã ba lưng chừng con dốc hãy rẽ trái đưa bạn đến làng Mỹ Nghiệp - làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng. So với làng gốm, làng dệt thổ cẩm này đã nắm bắt và khai thác tiềm năng của mình sớm hơn


Gốm Chăm Mỹ Nghệ Bàu Trúc
GomBauTruc1.jpgLàng Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ trong đó 85% hộ làm nghề gốm truyền thống. Người trong làng kể rằng chính Pô klong Chan là người đã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa.



Nghề nuôi cấy Ngọc Trai
NuoiCayNgocTrai.jpgLàng nghề nuôi cấy ngọc trai thuộc huyện đảo Vân Ðồn ra đời cách đây khoảng 40 năm. Ở đây có rất nhiều các loại trai quý và có giá trị xuất khẩu cao như: trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh Dài và loài Jamson.




Nghề đánh bắt hải sản
DanhBatHaiSan.jpgÐánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền như: nghề câu mực, câu cá song; câu cáy; nghề chã, nghề chài; nghề đào sái sùng; nghề đánh cá đèn; nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà...


Nghề dệt thổ cẩm của người Thái
DetThoCamNguoiThai.jpgCơm Lam, Rượu Cần, Múa Xoè… ấy là những đặc sản nổi tiếng mà bạn có dịp thưởng thức vào những dịp lên thăm Sơn La. Một thứ đặc sản khác của vùng đất này mà du khách không thể không nhắc tới là thổ cẩm. Đó là món quà kỷ niệm quý giá, mang đậm nét đẹp của vùng sơn cước. Sơn La nổi tiếng với những cô gái Thái xinh đẹp, múa xoè hay. Hơn thế nữa, họ còn rất khéo tay trong việc làm thổ cẩm.






Làng cá Phước Hải
CaPhuocHai.bmpTrong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá Phước Hải (huyện Đất Đỏ) có lịch sử lâu đời nhất. Nước mắm và cá khô Phước Hải là hai sản phẩm nổi tiếng khắp vùng. Lịch sử hình thành Phước Hải được truyền đời qua câu chuyện lý thú và hấp dẫn




Làng nghề đan lát
DanLat.jpgTrên dải đất Việt Nam xinh đẹp, mỗi một địa danh đều tồn tại một làng nghề truyền thống sống cùng năm tháng và gắn bó với từng người dân như một nét đặc thù riêng. Đến Bạc Liêu, du khách sẽ được tìm hiểu về các nghề: đan lát, đan lưới, làm nước mắm, nước tương. Nghề đan lát có từ rất lâu đời, được người dân nơi đây phát triển và gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Làng nghề truyền thống An Nhơn
RuouAnNhon.jpgNgày nghỉ cuối tuần, sau những cuộc picnic “lên rừng xuống biển” ở các điểm du lịch chung quanh TP Quy Nhơn, các bạn có thể “thay đổi không khí” bằng cách tự tổ chức một tour tham quan các làng nghề truyền thống (LNTT) ở huyện An Nhơn, vừa vui chơi giải trí, vừa có dịp tìm hiểu thêm về hoạt động sản xuất ở vùng đất kinh đô xưa này.


Làng nghề dệt chiếu cói Bình Định
DetChieuCoi.jpgNghề dệt chiếu cói Bình Định đang hồi sinh cả về quy mô cũng như chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Lực lượng nòng cốt góp công phục dựng làng nghề truyền thống ấy là những thanh niên của địa phương...




Làng nghề mây tre lá Thái Thạch Phú
MayTreDanThaiThachPhu.jpgCác làng nghề truyền thống ở Bình Thuận đa dạng và phong phú. Nổi bật nhất là chạm gỗ, gốm và đồ thủ công mỹ nghệ.Nghề chạm khắc gỗ, đan mây tre lá rất thịnh hành ở Bình Thuận. Làng nghề mây tre lá Thái Thạch Phú ở Ðức Linh tạo nhiều sản phẩm mỹ nghệ khung kính, hộp bình, giỏ hoa từ nguồn lá bèo, dây chuối sứ, cộng lục bình khô, nhận hợp đồng thường xuyên với nhiều công ty kinh doanh.


Nghề dệt thổ cẩm ở Cao Bằng
DetThoCam.jpgNghề dệt thổ cẩm đã có từ rất lâu đời ở Cao Bằng. Sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Tày Cao Bằng nổi tiếng do các hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ và nó mang tính đặc trưng dân tộc. Trong các gia đình người Tày luôn thấy sử dụng thổ cẩm để làm mặt chăn, mặt địu, trải gối, trải bàn, khăn trải giường... 

Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười
LangDoi.jpg từng được đặc tả nét riêng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”. Nơi đây, nông dân mới có thêm một nghề tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Nhiều người đã bắt nhạy nghề này, đua nhau hùn hạp làm ăn. Đó là nghề dựng chòi lá thốt nốt nuôi dơi, một cách đổi nghề cho kinh tế hộ gia đình. Nuôi dơi lấy phân, nghề mới này đang được nông dân ở nhiều nơi “xôm hạp” làm ăn. Trong sách thuốc, phân dơi cũng là vị thuốc, gọi là “dạ minh sa”.
Nghề làm bánh đa nem ở Nguyên Lý
BanhDaNemNguyenLy1.jpgXã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân là một nơi đất chật, người đông. Xã có 548 ha đất canh tác, 2865 hộ và 11.858 nhân khẩu. Nói đến Nguyên Lý người ta nghĩ ngay đến nơi làm bánh đa nem nổi tiếng. Đây không những là một nghề truyền thống mà còn là một bí quyết gia truyền để phát triển kinh tế.


Làng trống Đọi Tam
TrongDoiTam1.jpgLàng Ðọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nghề làm trống từ rất lâu đời (tương truyền khoảng hơn 1000 năm với vị tổ nghề là Nguyễn Ðức Năng và Nguyễn Ðức Bản. Truyền thuyết kể rằng năm 986, được tin vua Lê Ðại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm.
Làng thêu ren Thanh Hà
TheuRenThanhHa1.jpgXã Thanh Hà (Thanh Liêm) nằm cạnh quốc lộ 1A, có 2.626 hộ với 9.699 người ở 7 thôn. Trong số 2.626 hộ thì có 2.002 hộ làm nghề thêu ren chiếm 76,2%, với 5.740 lao động tham gia, trong số này lao động chính có 2.684 người, lao động phụ là 2.896 người và lao động thuê là 160 người. Những con số trên chứng tỏ Thanh Hà là xã mà số hộ và số lao động làm nghề thêu ren nhiều nhất tỉnh.


Làng nghề dũa An Đổ
DuaAnDo.jpgXã An Đổ (Bình Lục) có hơn 8000 nhân khẩu, 2700 hộ. Nơi đây có nghề làm dũa - một nghề độc nhất vô nhị mà chưa làng nghề nào có được ở Việt Nam.




Làng thổ cẩm Tả Phìn
ThoCamTaPhin1.jpgVượt qua những đường đèo dốc quanh co, làng Tả Phìn (Sa Pa- Lào Cai) hiện ra đẹp như một bức tranh với đầy đủ màu sắc: mầu nâu của đất, mầu xanh của cây, mầu đỏ của khăn trên đầu các cô gái Dao và muôn màu sắc sặc sỡ của thổ cẩm...


Làng nghề đúc đồng Cồn Cát
DucDongConCat.jpgHai xóm Yên Thịnh và Phú Thịnh (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) làm nghề đúc đồng từ lâu lắm rồi, các cụ ở đây chỉ nhớ là có từ trước đời Lý với khoảng 50% số hộ dân làm nghề này.




Làng nghề ủ ấm Sơn Vy
UamSonVy.jpgĐã bao giờ bạn ghé vào một hàng nước ven đường và gọi cho mình một chén trà nóng giữa mùa đông lạnh giá chưa? Để giữ ấm cho chén nước của bạn, người bán hàng đã dùng một sản phẩm thủ công đặc trưng của làng quê Việt Nam , đó là chiếc ủ ấm. Có người bảo, đây là sản phẩm của những người hoài cổ, cuộc sống hiện đại đã có những đồ dùng tiện dụng hơn nhưng dù thế nào ủ ấm vẫn là sản phẩm đặc dụng trong nhiều gia đình Việt Nam và là một trong những món quà được du khách quốc tế ưa chuộng.
Làng chè Chu Hưng
CheChuHung.jpgLần đầu đặt chân lên đất làng Chu Hưng xã Ấm Hạ (Hạ Hòa), nơi có khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng: Đền Chu Hưng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước màu xanh bát ngát của các nương chè, đồi chè. Quả là đất chè, chè có mặt ở khắp nơi, chẳng thế mà nhiều năm nay người dân nơi đây đã hằng ấp ủ kế hoạch xây dựng làng nghề gắn với tên địa danh nổi tiếng của mình.


Tranh Ốc Việt Nam
TranhOc1.bmpĐể đem lại cho nghệ thuật và đời sống vẻ đẹp quyến rũ tạo nên từ chất liệu thuần túy tự nhiên, nghệ nhân tài hoa Lữ Ngọc Năm đã rong ruổi hành trình phục sinh ốc biển bằng cách ghép ốc thành tranh và gửi đến các bạn yêu thích nghệ thuật một lọai hình mới .Địa chỉ 53/10 Phan Chu Trinh, Hội An, Quảng Nam



Làng trống Lâm Yên


TrongLamYen.bmpLâm Yên là vùng tứ châu của bốn địa giới gộp lại: Lâm Tây, Lâm An, Lâm Ðại, Lâm Trung nay là ấp Nam xã Ðại Minh, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Khởi thuỷ về một làng nghề này thì không ai nhớ là nghề làm trống ở Lâm Yên có từ bao giờ. Từ bao đời nay khi đến những mùa lễ hội:" Cử chinh cổ" người dân Ðại Lộc nói riêng và vùng lân cận Ðiện Bàn, Duy Xuyên...thường nhắc đến câu ca:" Trống Lâm Yên- Chiêng Phước Kiều".
Làng rau Trà Quế
RauTraQue.jpgCách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2 km về phía đông bắc, nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế (thuộc thôn Trà Quế - xã Cẩm Hà - thị xã Hội An), làng nghề này đã nổi tiếng từ rất lâu với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò ... thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui...


Làng nghề nước mắm Tam Tiến
NuocMamTamTien.bmpLàng nghề nước mắm Tam Tiến nằm ở phía Đông của huyện Núi Thành, hình thành từ những năm 1950. Giai đoạn trước năm 1975, làng nghề sản xuất theo phương thức tập trung ở một số địa chủ và thương gia, sản phẩm nước mắm đã vượt ra khỏi 2 tỉnh Quảng Đà, Quảng Ngãi. Giai đoạn 1975- 1986 làng nghề nước mắm đã chuyển phương thức sản xuất tập trung về từng hộ gia đình.
Làng nghề gốm Chăm dưới chân tháp Mỹ Sơn
GomCham.jpgĐó là ông Nguyễn Quá, người dân thường gọi là ông Quá Chăm bởi ông là người duy nhất còn làm loại gốm này. “Tôi sinh ra, lớn lên trên vùng đất mang đậm dấu ấn Chăm nên tôi không muốn đánh mất nghề làm gốm Chăm truyền thống mà người xưa đã lưu truyền. Ngày trước người Chăm làm gốm bằng thủ công. Bây giờ có đầy đủ dụng cụ, chẳng có lý do gì mà không làm được” - ông Nguyễn Quá ở thôn La Tháp Tây, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tâm sự.

Làng nghề chế biến bún Phương Hòa
CheBienBunPhuongHoa.jpgLàng bún Phương Hòa thuộc Phương Tân Thạnh, là một phương ven đô nằm ở phía Bắc thị xã Tam Kỳ, cách trung tâm thị xã khoảng 2 km. Nghề làm bún đã có từ những năm 1955 và tồn tại phát triển cho đến ngày nay.


Làng nghề bánh tráng Phú Triêm
BanhTrangPhuTriem.jpgLàng nghề bánh tráng Phú Triêm, thuộc xã Điện phương là làng nghề có từ lâu đời. Nghề làm bánh tráng giúp cho người dân trong làng có đời sống khám khá hơn, có của ăn, của để, nhà cửa khang trang. Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo quy mô hộ trong làng khá phù hợp với ngành nghề, tận dụng được thời gian nhàn rỗi sau đồng án là tập trung cho nghề bánh tráng và mì Quảng nổi tiếng Phú Triêm.
Làng hương Quán Hương
HuongQuanHuong.jpgLàng nghề làm hương Quán Hương đã được du nhập từ xứ Nghệ An cách đây 250 năm. Qua nhiều giai đoạn phát triển làng nghề có những thay đổi nhất định từ mô hình sản xuất đơn lẻ, thị trường tiêu thụ hẹp (địa bàn xã, huyện), đến nay nghề hương phát triển mạnh thành làng nghề có thị trường tiêu thụ rộng khắp, không những cung cấp nội địa mà còn xuất khẩu (Lào, Camphuchia).

Làng hoa trái Đại Bường
HoaTraiDaiBuong1.jpgNằm về phía hữu ngạn sông Thu Bồn, cách Hội An khoảng 20 kilomet. Đây là một ngôi làng trù phú, cung cấp cây trái cho Đà Nẵng và Hội An. Điều đặc biệt nhất ở đây là trong cùng một làng, cùng một mảnh vườn ta có thể thấy rất nhiều loài cây trái khác nhau ở cả miền Bắc, miền Nam và các giống cây nước ngoài, tạo nên sự phong phú kỳ lạ của các khu vườn. ở bến sông ven làng, quanh năm tấp nập thuyền buôn đến mua hoa trái.
Làng đường Bảo An Quảng Nam
DuongBaoAn.jpgLàng Bảo An, Ðiện Bàn, Quảng Nam là một trong nhiều làng có nghề làm đường, và trên bến sông tiếp giáp làng này với sông Cái (Thu Bồn) từ xa xưa đã có bến tên gọi bến Ðường.




Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai


DauTamDongYen.jpgCũng như làng dệt Mã Châu, từ những thế kỷ trước làng Đông Yên - Thi Lai đã nổi tiếng với nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, dệt vải với những mặt hàng phổ biến như lãnh, sa nhiễu, đũi, the, đệm...

No comments: