Khoảng 40-50 vạn năm trước
Có người vượn ở vùng hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)
Khoảng 30 vạn năm trước
Người vượn chế tạo ra công cụ thô sơ bằng đá ở núi Đọ, núi Quan Yên và núi Nuông (Thanh Hóa).
Người vượn để lại công cụ đá ở suối Gia Liêu, ở Hang Gòn (Đồng Nai), ở Dầu Giây (Lộc Ninh, Bình Phước), ở Tấn Mài (Quảng Ninh)…
Người vượn cũng để lại những chiếc răng trong lớp trầm tích mầu đỏ cùng với xương cốt các loài động vật thời Cánh tân (Pleistocence) ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn).
Khoảng 15 vạn năm trước
Có người vượn ở vùng Nậm Tun (Sơn La).
Khoảng 14 vạn năm trước
Ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu, Nghệ An) có răng người vượn cùng với xương và răng của các động vật thuộc thế Cánh tân như voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi lùn… Ở đây cũng được tìm thấy răng vượn khổng lồ. Răng người ở Thẩm Ồm vừa có những đặc điểm của người vượn đi thẳng muộn, lại có những đặc điểm của người hiện đại (Homosapiens).
Khoảng 10 vạn năm trước
Ở hang Hùm (Lục Yên, Yên Bái), ở hang Thung Lang (Ninh Bình), ở hang Quyết (Tuyên Hóa, Quảng Bình), hang Kéo Lèng (Bình Gia, Lạng Sơn) có sự sinh sống của Người khôn ngoan (Homosapiens) đầu tiên ở Việt Nam.
Khoảng 2 vạn 8 nghìn năm trước
Có đồ đá của người nguyên thủy ở đầu nguồn sông Mã - vùng Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu.
Khoảng 2 vạn 3 nghìn năm trước
Có dấu tích hậu kỳ đồ đá cũ ở hang Miệng Hổ và mái đá Ngườm (xã Thần Sa, huyện Vũ Nhai, tỉnh Thái Nguyên).
Khoảng 2 vạn 1 nghìn năm trước
Có văn hóa hậu kỳ đá cũ được gọi là Văn hóa Sơn Vi (địa danh phát hiện đầu tiên thuộc xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, năm 1968). Những di tích thuộc văn hóa Sơn Vi đã được phát hiện trên một diện rộng từ Lào Cai ở phía bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng ở phía nam; từ Sơn La ở phía tây đến vùng sông Lục Nam ở phía đông.
Khoảng 1 vạn 8 nghìn năm trước
Tại hang Con Moong (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có dấu tích văn hóa Sơn Vi nằm ở tầng cuối đã xuất hiện các công cụ mang đặc trưng của văn hóa Hòa Bình; tầng trên của di tích này thuộc văn hóa Hòa Bình.
Đây là một bằng chứng khẳng định sự phát triển liên tục từ văn hóa Sơn Vi (Hậu kỳ đá cũ) lên văn hóa Hòa Bình.
Đây là một bằng chứng khẳng định sự phát triển liên tục từ văn hóa Sơn Vi (Hậu kỳ đá cũ) lên văn hóa Hòa Bình.
Khoảng 1 vạn năm trước
Văn hóa Hòa Bình thuộc Sơ kỳ thời đại đồ đá mới được phát hiện ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, trong đó tập trung nhất tại Hòa Bình và Thanh Hóa. Văn hóa Hòa Bình còn được phát hiện ở nhiều nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Các bộ lạc nguyên thủy, chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã biết trồng các loại rau củ, cây ăn quả và đặc biệt là đã biết trồng lúa.
Văn hóa Hòa Bình đã có nông nghiệp sơ khai nhưng chưa có đồ gốm, vì thế còn được gọi là văn hóa đá mới trước gốm.
Khoảng 8 nghìn năm trước
Văn hóa Bắc Sơn thuộc Sơ kỳ thời đại đá mới của người nguyên thủy nảy sinh từ trong lòng văn hóa Hòa Bình. Các di tích thuộc văn hóa Bắc Sơn được phát hiện trong các núi đá vôi Bắc Sơn (thuộc tỉnh Lạng Sơn) và các tỉnh Bắc Cạn. Các di tích này cũng tìm thấy trong vùng phân bố của văn hóa Hòa Bình như Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…
Cư dân Bắc Sơn mặc dù đã biết đến nông nghiệp nhưng nguồn sống chính vẫn là nhờ săn bắt và hái lượm. Một thành tựu kỹ thuật mới của cư dân Bắc Sơn là đã biết chế tác đồ gốm. Đồ gốm Bắc Sơn thường có miệng loe và đáy tròn. Độ nung của gốm chưa cao. Mặc dù văn hóa Bắc Sơn đã đạt đến trình độ cao hơn văn hóa Hòa Bình, đã là một văn hóa mới có gốm sơ kỳ, nhưng cấu trúc xã hội của cư dân Bắc Sơn vẫn nằm trong khuôn khổ công xã thị tộc mẫu hệ.
Khoảng 6 nghìn năm trước
Tại đồi vỏ hến Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tìm được nhiều chiếc rìu làm bằng đá cuội, chỉ mài ở lưỡi và khá nhiều mảnh gốm còn thô vụng, độ nung thấp. Đồ gốm ở đây đã phát triển hơn đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn. Chủ nhân di chỉ Đa Bút là những người săn bắt, đánh cá và cũng đã biết đến thuần dưỡng súc vật như bò, chó… Khảo cổ học xếp di chỉ này vào giai đoạn “đá mới cuối Bắc Sơn”.
Tại Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) con người đã đánh bắt sò điệp về ăn và vứt bỏ lại ngay nơi cư trú của họ, lâu ngày vỏ tích lại thành những đồi lớn. Người Quỳnh Văn đã biết làm đồ gốm. Gốm được nặn bằng tay, chưa biết dùng bàn xoay, nhưng đã có độ dày khá đều. Người Quỳnh Văn sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, săn bắt và bước đầu đã biết đến nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học xếp di chỉ Quỳnh Văn là loại tiêu biểu nhất của văn hóa đá mới có gốm ở ven biển Nghệ - Tĩnh.
Tại Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) con người đã đánh bắt sò điệp về ăn và vứt bỏ lại ngay nơi cư trú của họ, lâu ngày vỏ tích lại thành những đồi lớn. Người Quỳnh Văn đã biết làm đồ gốm. Gốm được nặn bằng tay, chưa biết dùng bàn xoay, nhưng đã có độ dày khá đều. Người Quỳnh Văn sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, săn bắt và bước đầu đã biết đến nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học xếp di chỉ Quỳnh Văn là loại tiêu biểu nhất của văn hóa đá mới có gốm ở ven biển Nghệ - Tĩnh.
Khoảng hơn 4 nghìn năm trước
Văn hóa Hậu kỳ đá mới tại Ba Xã và hang Mai Pha (Lạng Sơn), Mả Đống (Ba Vì, Hà
Tây), gò Con Lợn (Quang Húc, Tam Nông, Phú Thọ), Bái Tử Long (Quảng Ninh), Thạch
Lạc (Hà Tĩnh), Bàu Tró (Quảng Bình), các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.
Nhìn chung, vào cuối thời đại đá mới, trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của đất n
ước, bao gồm cả vùng rừng núi, trung du, đồng bằng châu thổ, duyên hải và hải đảo
đã tụ cư nhiều bộ lạc có kỹ thuật làm đồ đá và đồ gốm gần tương tự nhau. Nhiều bộ lạc
đã lấy nông nghiệp lúa nước làm hoạt động kinh tế chủ yếu. Họ đã bắt đầu định cư
trong các xóm làng.
Khoảng 4 nghìn năm trước
Văn hóa Phùng Nguyên. Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực sông Hồng đã đạt đến trình độ cao trong kỹ thuật chế tác đồ đá và biết đến nguyên liệu đồng thau. Các di tích thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng.
Khoảng 3500 năm trước
Người nguyên thủy đã để lại các “công xưởng” chế tạo đồ trang sức tại Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Hải Phòng, ở Bãi Tự (Bắc Ninh), ở Dậu Dương, Hồng Đà (Phú Thọ). Đây là những cơ sở sản xuất có kỹ thuật cao, có sự phân công lao động và trao đổi nguyên thủy ở vào giai đoạn chuyển tiếp từ Hậu kỳ thời đại đồ đá mới sang Sơ kỳ thời đại đồng thau.
No comments:
Post a Comment